Realty Housess

Tin Bài Bất Động Sản

Loạt hạ tầng giao thông thay đổi diện mạo thị trường BĐS TP.HCM và vùng phụ cận trong quý 2/2021 - Ảnh 1.
LOẠT HẠ TẦNG GIAO THÔNG THAY ĐỔI DIỆN MẠO THỊ TRƯỜNG BĐS TP.HCM VÀ VÙNG VEN QUÝ 2/2021

Dù trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các thông tin về hạ tầng giao thông TP.HCM được khởi công, mở rộng… đã tác động tích cực đến thị trường BĐS, dự báo BĐS tiếp tục thu hút sự quan tâm của khách hàng.

TP.HCM thông qua phê duyệt dự án kết nối vùng hơn 12.000 tỉ đồng

Ngày 22/4/2021, HĐND TP.HCM đã thông qua chủ trương đầu tư xây dựng: Nút giao thông An Phú, Tp.Thủ Đức. Dự án có quy mô 3 tầng, hầm chui 2 chiều kết nối từ cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây với đường Mai Chí Thọ và các tuyến trục chính của TP.HCM. Dự án được triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025 với tổng mức đầu tư 3.926 tỷ đồng.

Công trình khi hoàn thành sẽ giảm ùn tắc cho khu vực này vì hiện lượng xe qua đây rất đông; đồng thời nâng cao khả năng khai thác tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành khi sân bay Long Thành được xây dựng. Việc xây dựng nút giao cũng giúp đồng bộ với mở rộng tuyến cao tốc Long Thành lên 8 làm xe (giai đoạn 2) mà Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai.

Loạt hạ tầng giao thông thay đổi diện mạo thị trường BĐS TP.HCM và vùng phụ cận trong quý 2/2021 - Ảnh 1.

Cùng với đó, TP Xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường kênh Tham Lương – Bến Cát – rạch Nước Lên. Theo đó, mục tiêu của dự án là thoát nước, chống ngập và giải quyết ô nhiễm, kết nối hạ tầng giao thông. Tổng chiều dài 32.7km, tổng mức đầu tư 8.200 tỷ đồng. Dự án này được cho sẽ làm thay đổi bộ mặt đô thị, góp phần cải thiện đời sống, môi trường cho khoảng 2 triệu dân trong lưu vực rộng gần 15.000 ha.

Triển khai loạt công trình giao thông chiến lược trong năm 2021

Ngày 12/5/2021, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM đã ký quyết định phê duyệt đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2020 – 2030 với tổng mức đầu tư dự kiến 137,638 tỷ đồng.

Các công trình dự kiến hoàn thành trong năm 2021: công trình xây dựng 4 tuyến đường chính trong KĐT mới Thủ Thiêm; xây dựng Cầu Thủ Thiêm 2; mở rộng đường Đồng Văn Cống; đầu tư hạ tầng kỹ thuật 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm; xây dựng cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới trên xa lộ Hà Nội; cầu Long Kiểng; xây dựng mới cầu Hang Ngoài tại quận Gò Vấp; cầu Vàm Sát 2 tại huyện Cần Giờ….

Các dự án trọng điểm, cấp bách lập, trình thông qua chủ trương đầu tư trong năm 2021: Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài; Vành đai 2: đoạn 1 (từ cầu Phú Hữu trên đường Vành đai phía Đông đến xa lộ Hà Nội;

Đoạn 2 (từ nút giao thông Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng; đoạn 4 (từ Quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh); Quốc lộ: Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 (đoạn từ nút giao An Sương đến đường Nguyễn Văn Bứa), dự án xây dựng, mở rộng Quốc lộ 50, H.Bình Chánh; nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13 (đoạn từ ngã tư Bình Phước đến chân cầu Bình Triệu);

Các nút giao thông, cầu: nút giao An Phú; cầu đường Nguyễn Khoái, cầu Thủ Thiêm 4; cầu Cần Giờ; cầu Cát Lái; cầu đường Bình Tiên; cầu Rạch Dơi; cầu Bình Quới; cầu Bình Quới – Rạch Chiếc; xây dựng 2 cầu trên tuyến đường N2 và đường N4 để kết nối giao thông với lô đất ký hiệu 7-1 thuộc khu chức năng số 7 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, cầu Tân Kỳ – Tân Qúy…

Đường trên cao số 1 (từ nút giao Cộng Hòa, Q.Tân Bình đến đường Ngô Tất Tố, Q.Bình Thạnh); đường trên cao số 5 (đoạn nút giao trạm 2 – An Sương).

Loạt hạ tầng giao thông thay đổi diện mạo thị trường BĐS TP.HCM và vùng phụ cận trong quý 2/2021 - Ảnh 1.

Các tuyến đường trục chính, xuyên tâm: dự án xây dựng hoàn chỉnh trục đường Bắc – Nam (đoạn từ Nguyễn Văn Linh – cầu Bà Chiêm); xây dựng hoàn chỉnh mặt cắt ngang Vành đai 2 (đường Võ Chí Công) từ cầu Phú Mỹ đến nút giao Nguyễn Duy Trinh – Vành đai 2…

Đường sắt đô thị, vận tải đường bộ, đường thủy: Tăng cường khả năng tiếp cận và tổ chức kết nối các tuyến xe buýt với nhà ga thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1, tuyến Bến Thành – Suối Tiên; đầu tư xây dựng công trình kết nối đồng bộ tuyến đường sắt đô thị số 1 và số 2 tại khu vực nhà ga Bến Thành; bến xe Miền Đông mới;  bến xe hàng; cảng ICD, P.Long Bình, TP.Thủ Đức.

Tổng mức đầu tư dự kiến 137.638 tỉ đồng, trong đó: vốn ngân sách khoảng 63.750 tỉ đồng, vốn khác (ODA, PPP, nguồn từ Trung ương…) khoảng 73.888 tỉ đồng. Trong đó, tổng vốn ngân sách TP.HCM đề xuất giao Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông và các đơn vị thuộc Sở Giao thông vận tải năm 2021 khoảng 4.905 tỉ đồng.

Gần 1.500 tỉ đồng mở rộng QL50 qua TP.HCM

Ngày 26/5/2021, UBND TP.HCM vừa có quyết định giao Sở GTVT TP.HCM chuẩn bị đầu tư dự án xây dựng, mở rộng QL50, đoạn qua huyện Bình Chánh. Dự án dài 8.5km rộng 34m, tổng vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng được ưu tiên triển khai giai đoạn 2021 – 2024.

Theo báo cáo của Sở GTVT, Quốc lộ 50 là tuyến đường trục giao thông đối ngoại quan trọng của TP.HCM kết nối với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang, đồng thời là đường dẫn vào Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước nên mật độ giao thông rất lớn.

Tuyến đường hiện hữu đang khai thác có mặt đường hẹp, chỉ 2 làn xe, các phương tiện giao thông như xe tải, xe chở rác, container lưu thông hỗn hợp với xe gắn máy, xe thô sơ, nên thường xuyên ùn ứ, đặc biệt tại giao lộ Quốc lộ 50 – đường Nguyễn Văn Linh và nguy cơ tai nạn giao thông rất cao.

Loạt hạ tầng giao thông thay đổi diện mạo thị trường BĐS TP.HCM và vùng phụ cận trong quý 2/2021 - Ảnh 1.

Việc đầu tư dự án  xây dựng, mở rộng QL50, huyện Bình Chánh sẽ tăng cường năng lực khai thác tuyển đường trục kết nối TP.HCM với Long An và các tỉnh miền Tây; tăng cường kết nối cho tuyến đường cao tốc Bến Lức – Long Thành các tuyến trục chính, vành đai của thành phố, phát huy hết vai trò hiệu quả của các dự án trong khu vực đã và đang triển khai đầu tư xây dựng.

Đồng thời, giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông và kéo giảm tai nạn giao thông, từng bước hoàn chỉnh và hoàn thiện mạng lưới giao thông theo quy hoạch phát triển giao thông vận tải Tp.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020 đã được phê duyệt.

Đề xuất làm đường sắt kết nối sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành

Ngày 17/6/2021, UBND TP.HCM có văn bản góp ý về dự thảo đang được xây dựng về Quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030 của Cục Đường sắt Việt Nam.

Theo đó, UBND TP.HCM đề nghị Bộ GTVT yêu cầu đơn vị tư vấn nghiên cứu bổ sung phương án tổ chức chạy tàu trực tiếp từ Cảng hàng không Tân Sơn Nhất đến Cảng hàng không Quốc tế Long Thành thông qua tuyến đường sắt đô thị số 4b kéo dài.

Tuyến đi theo lộ giới: Đường Phạm Văn Đồng, đường sắt Trảng Bom – Hòa Hung, tuyến Vành đai 2 (nằm trên địa bàn thành phổ Thủ Đức) và kết nối ray trực tiếp với tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – Cảng hàng không Quốc tế Long Thành tại nút giao Vành đai 2 với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.

Loạt hạ tầng giao thông thay đổi diện mạo thị trường BĐS TP.HCM và vùng phụ cận trong quý 2/2021 - Ảnh 1.

Tuyến đường sắt này sẽ giúp tăng cường phát triển hệ thống đường sắt đô thị trên địa bàn TP Thủ Đức. Đồng thời cần nghiên cứu hướng tuyến đường sắt đô thị số 4b kết nối trực tiếp với nhà ga Tl, T2, T3 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất.

Theo Hạ Vy – Phathung.vn

Rate this post

Form Đăng Nhập

Form Đăng Ký

0937156969