Realty Housess

Tin Bài Bất Động Sản

Thủ tướng yêu cầu báo cáo quy định gây khó cho doanh nghiệp địa ốc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có chỉ đạo đối với các bộ ngành liên quan xem xét, giải quyết khó khăn của doanh nghiệp bất động sản liên quan đến các quy định về đất đai khi thực hiện dự án đầu tư.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo về nội dung báo chí phản ánh doanh nghiệp bất động sản khốn khổ vì 2 chữ “đất ở”.

Cụ thể, theo quy định hiện hành, doanh nghiệp phải có 100% đất ở mới được chỉ định làm chủ đầu tư gây cản trở các dự án phát triển khu đô thị, khu dân cư, khu dân cư nông thôn… Bởi các dự án đều sử dụng chủ yếu quỹ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chuyên dùng. Phải bỏ ra nguồn vốn rất lớn để giải phóng mặt bằng và chuẩn bị đầu tư, nhiều doanh nghiệp lâm vào khó khăn.

Trong hướng dẫn mới đây của Bộ Xây dựng về thủ tục đầu tư dự án bất động sản, doanh nghiệp phải có 100% quyền sử dụng đất ở hợp pháp mới được chỉ định làm chủ đầu tư dự án.

Cùng với đó, theo quy định của Luật Nhà ở, việc chuyển từ đất nông nghiệp sang đất ở sẽ được thực hiện sau khi hoàn tất thủ tục công nhận chủ đầu tư, hoàn tất thủ tục chấp thuận đầu tư dự án… Tuy nhiên, cũng tại Luật Nhà ở, một trong những điều kiện để được công nhận chủ đầu tư là phải có đất ở hợp pháp.

Nhiều ý kiến cho rằng, quy định “vênh nhau” này đang làm khó cho các doanh nghiệp vì rất khó để có 100% đất ở hợp pháp và tạo khe hở cho chính quyền thích áp theo quy định nào thì áp. Do đó, kiến nghị được đưa ra là Chính phủ cần sớm có hướng dẫn với các trường hợp doanh nghiệp đã bồi thường giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất để thực hiện dự án nhà ở thương mại thì được chỉ định chủ đầu tư.

Trước phản ánh trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo về nội dung báo chí phản ánh nêu trên.

Tối hậu thư của TP HCM

Ðầu tháng 11 vừa qua, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã chỉ đạo Sở Tài nguyên – Môi trường TP rà soát lại những dự án nào đã giao đất, hiện triển khai như thế nào, có khó khăn gì trong công tác thu hồi mặt bằng thì phải xử lý. Thực tế, TP đã giao đất cho DN nhưng DN lại không thực hiện nên người dân bức xúc, thậm chí tạo ra nhiều hệ lụy.

“Tôi đề nghị phải quyết liệt, nếu dự án nào TP giao đất mà không triển khai thì phải thu hồi, còn nếu chậm thì phải phạt nặng, chứ không thể chấp nhận như thế này được” – ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.

Nhìn nhận về chỉ đạo này của lãnh đạo UBND TP HCM, bà Thắm nói đây là điều mà gia đình bà đang chờ. “Nhà có 5 người con, chúng tôi cũng muốn chuyển ra khu vực khác sinh sống nhưng đền bù phải thỏa đáng, bảo đảm cho gia đình mua đất, cất nhà chia cho các con. Bám trụ lại đây cũng chẳng vui sướng gì bởi điều kiện sống khá thiếu thốn. Nước thì hứng nước mưa, còn điện thì kéo dây 400 m, chưa kể bụi bông lau bay vào nhà là chuyện thường ngày” – bà Thắm chia sẻ.

Trước chỉ đạo quyết liệt của UBND TP HCM, ông Nguyễn Văn Lưu, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, cho biết các phòng, ban chuyên môn của huyện đang khẩn trương rà soát lại các dự án, bao gồm dự án trong và ngoài ngân sách, để kịp báo cáo UBND TP trong tháng 12 tới. Huyện đang phải làm việc với chủ đầu tư của từng dự án để xác định khó khăn và tìm cách tháo gỡ. Theo đó, chủ đầu tư nào muốn thực hiện tiếp thì phải cam kết tiến độ. Sau đó, huyện sẽ báo cáo UBND TP theo từng nhóm, dự án nào tiếp tục triển khai, dự án nào sẽ bị thu hồi. “Việc thu hồi dự án thuộc thẩm quyền của UBND TP HCM” – ông Lưu cho biết.

Trong khi đó, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM khẳng định sở đang phối hợp với các quận, huyện rà soát lại các dự án đã được giao đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất để trong tháng 12 báo cáo UBND TP phương án xử lý.

Theo VnEconomy – PhatHung.vn

4/5 - (1 bình chọn)

Form Đăng Nhập

Form Đăng Ký

0937156969