Realty Housess

Tin Bài Bất Động Sản

Đòn bẩy hạ tầng kích thị trường BĐS khu Nam TP.HCM “vượt mặt” khu Đông

Mới đây, Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thành Phong tại Hội nghị sơ kết thực hiện thí điểm thành lập Ban quản lý đầu tư và xây dựng khu đô thị mới Nam (Ban quản lý Khu Nam). Theo đó, chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong giao Sở Giao thông – Vận tải về việc đầu tư đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông tại khu Nam Thành phố phù hợp với yêu cầu phát triển, góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố.

Trong 10 năm trở lại đây, hạ tầng khu vực phía Nam Sài Gòn ngày càng hoàn thiện với loạt công trình giao thông được đầu tư nâng cấp tạo nên sự đồng bộ, kết nối cho khu vực. Trong năm 2018, khu vực phía Nam Sài Gòn tiếp nhận kinh phí đầu tư lên đến hơn 115 nghìn tỷ đồng, để phát triển loạt dự án như: Hệ thống hầm chui – cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ; mở rộng đường Huỳnh Tấn Phát lên 30m; mở rộng đường trục Bắc – Nam đoạn từ Hoàng Diệu đến Nguyễn Văn Linh; mở rộng quốc lộ 50 thành 6 làn xe và dự án đường song hành quốc lộ 50; dự án tuyến Metro số 4 (Thạnh Xuân – Nguyễn Hữu Thọ – Khu đô thị Hiệp Phước) có kinh phí đầu tư hơn 97.000 tỷ đồng…Đặc biệt, dự án xây Cầu Thủ Thiêm 4 sẽ kết nối quận 7 – quận 2.

Bên cạnh đó, để tạo nên sự kết nối mạnh mẽ giữa khu Quận 7 đến các đô thị thuộc Cần Giuộc, Nhà Bè, TP.HCM cũng đã phê duyệt chủ trương mở rộng tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ từ 4 lên 6 – 8 làn xe, mở rộng thêm 15m đường Lê Văn Lương và khởi công xây dựng cầu Rạch Đỉa có tổng kinh phí 470 tỷ đồng, cầu Long Kiểng 436 tỷ đồng, cầu Rạch Dơi 602 tỷ đồng và cầu Rạch Tôm. Đáng chú ý, dự án cao tốc Bến Lức – TP.HCM – Long thành dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2020 và tuyến vành đai 3 kết nối liên vùng Long An – TP.HCM – Bình Dương – Đồng Nai khi hoàn thành sẽ tạo nên chuỗi kết nối nhanh giữa khu vực phía Nam thành phố và các tỉnh phía Đông TP.HCM.

Chính từ sự phát triển vượt bậc của khu Nam thời gian gần đây, TPHCM đã chọn cả khu Nam (quận 7, Bình Chánh, Nhà Bè, và Cần Giờ) trong tương lai sẽ trở thành một vùng kinh tế trọng điểm. Theo tầm nhìn đến năm 2025, khu đô thị phía Nam Sài Gòn sẽ trở thành một trong bốn khu đô thị vệ tinh của TP.HCM, giúp thành phố phát triển kinh tế, xã hội và giảm bớt áp lực dân số cho khu vực trung tâm.

Có thể thấy nếu xét về hướng mở quy hoạch trong tương lai, lấy khu Đông và khu Nam để so sánh, thì rõ ràng khu Đông đang có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, với chiến lược hướng ra biển được quy hoạch gần đây, quan niệm này đang dần thay đổi bởi vì TPHCM đang dành cho khu Nam TPHCM một nguồn lực tài chính khá lớn để đầu tư hệ thống hạ tầng giao thông kết nối.

Theo báo cáo thị trường Quý 1 của một công ty nghiên cứu thị trường uy tín, bắt đầu từ năm 2017 nhiều doanh nghiệp bất động sản đã dồn lực về khu Nam gom quỹ đất lớn chuẩn bị kế hoạch phát triển dự án mới. Với tiềm năng phát triển lớn nhưng thời gian qua khu Nam Sài Gòn cũng đang cùng chung tình trạng với các khu vực khác tại Sài Gòn khi các dự án đủ điều kiện ra mắt thị trường không nhiều. Theo ghi nhận từ đầu năm 2018 đến nay tại Quận 7 chỉ có vài dự án mới được chủ đầu tư tung ra thị trường.

Chính sự khan hiếm này thu hút dòng tiền đầu tư đổ vào và đẩy mặt bằng giá căn hộ một số dự án tăng 20 – 30% chỉ trong vòng một năm qua. Hầu hết các căn hộ mở bán ra có tốc độ thanh khoản cao.

Có thể kể đến dự án Eco Green Saigon của chủ đầu tư Xuân Mai Sài Gòn với quy mô 14,36 ha – nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh, trong đó 70% được chủ đầu tư dành làm mảng xanh cho cư dân. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 tháng mở bán, 90% căn hộ tại block HR1 và HR2 đã được khách hàng đăng ký.

Được biết, trong ngày mở bán block M2 đầu tháng 7 vừa qua, Eco Green Saigon tiếp tục thu hút hơn 1.000 khách hàng tham dự. Kết quả 90% giỏ hàng đã “cháy” khi kết thúc buổi sáng.

Eco Green Saigon là tổ hợp thương mại, dịch vụ, khách sạn và căn hộ cao cấp có diện tích 14,36 ha. Từ dự án, cư dân có thể dễ dàng di chuyển tới KĐT Phú Mỹ Hưng, Quận 1, Quận 2 và các quận huyện khác của thành phố thông qua đại lộ Nguyễn Văn Linh, cầu Tân Thuận 2, cầu Phú Mỹ, cầu Thủ Thiêm…

Bên cạnh hệ thống hạ tầng, tiện ích ngoại khu đang được đầu tư đồng bộ của Quận 7, Eco Green Saigon cũng được chủ đầu tư Xuân Mai Sài Gòn trang bị hàng loạt tiện ích nội khu cao cấp nhằm phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của cư dân với hệ thống trường mầm non quốc tế Nhật Bản, trường tiểu học Kim Đồng đạt chuẩn quốc gia, trung tâm thương mại, khách sạn cao cấp, nhà hàng, cafe, bể bơi, phòng gym, spa, vườn nướng BBQ, trung tâm sự kiện, khu vui chơi cho người lớn và trẻ em ngoài trời…

Với công viên nội khu rộng 3,5 ha và công viên Hương Tràm liền kề rộng tới 22 ha, Eco Green Saigon không chỉ là khu phức hợp có quy mô lớn bậc nhất khu Nam mà còn là dự án nội đô sở hữu hệ sinh thái trong lành với hệ thống cây xanh đa dạng, mặt nước rộng lớn.

Đánh giá về tiềm năng bất động sản của khu Nam, các chuyên gia cho biết xu hướng bùng nổ nguồn cung tại khu vực này sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh trong một vài năm tới, nhất là mảng văn phòng cho thuê. Một phần do khu Nam đang được TP.HCM chú trọng đầu tư nhiều dự án giao thông khá lớn kết nối toàn vùng với khu trung tâm, phần khác nơi đây được thụ hưởng sự phát triển sẵn có của khu đô thị Phú Mỹ Hưng như mảng xanh, tiện ích ngoại khu, nhiều tuyến đại lộ lớn…

Theo Nhịp sống Kinh tế – PhatHung.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Form Đăng Nhập

Form Đăng Ký

0937156969