Realty Housess

Tin Bài Bất Động Sản

HÀNH TRÌNH KHƠI THÔNG CẢNG, LẤY ĐÀ TIẾN RA BIỂN LỚN

Từ thời sơ khai, TP.HCM đã là một đô thị cảng biển. Hiện nay, hệ thống cảng Hiệp Phước, Cát Lái… dù nằm trong đất liền nhưng là cảng biển, thuộc hệ thống cảng biển quốc tế.

Lập Cảng biển Hiệp Phước
Ảnh: Độc Lập

Quy hoạch Cảng 

Qua nhiều thời kỳ phát triển, đến năm 2009, cảng Sài Gòn – TP.HCM là một cảng quốc tế của khu vực miền Nam, tổng diện tích 570.000 m2 (có 5 khu vực: Tân Cảng, Bến Nghé, Khánh Hội, Nhà Rồng và Tân Thuận), khối lượng xuất nhập khẩu là 35 triệu tấn (năm 2006). Cảng biển TP.HCM xếp thứ 25 trong số 50 cảng container lớn nhất thế giới năm 2012, cũng là thành viên của Hội cảng biển quốc tế (IAPH) và Hội cảng biển ASEAN (APA).
Chuyên gia quy hoạch, KTS Nguyễn Xuân Anh, đánh giá hiện nay cảng Hiệp Phước và Cát Lái là những động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế biển của TP.HCM.
Cụ thể, từ năm 2009, Chính phủ đã sớm có chủ trương di dời các cảng biển trên sông Sài Gòn ra khỏi nội thành. TP.HCM đã quyết định phát triển cảng biển ở Hiệp Phước, nơi tập trung 4 cảng lớn nằm dọc theo sông Soài Rạp gồm cảng container quốc tế SPTC, cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, Tân Cảng Hiệp Phước, cảng quốc tế Long An.
Theo quy hoạch này, cảng TP.HCM sẽ là cảng loại 1 với luồng tàu biển chính là Soài Rạp. Năm 2014, TP đã nạo vét thành công những điểm cạn và vực dậy giao thông đường thủy trên sông Soài Rạp, mở đường cho tàu biển lớn.
Đến nay, TP đã hoàn thành nhiều quy hoạch quan trọng để chuyển tiếp xuất nhập khẩu cho cả ĐBSCL với các tàu hạng 50.000 tấn; hoàn tất di dời cảng Nhà Rồng – Khánh Hội quý 3/2018 và chuẩn bị di dời cảng Tân Thuận (Q.7) xuống Hiệp Phước. Đồng thời, khu đô thị cảng Hiệp Phước cũng đang được khẩn trương xây dựng nhằm đưa TP.HCM “tiến ra Biển Ðông”.
Siêu dự án này có quy mô 3.900 ha, gồm hệ thống cảng – khu công nghiệp – khu đô thị, trong đó khu đô thị chiếm gần 1/3, đáp ứng nhu cầu sinh sống cho 250.000 chuyên gia, lao động. Siêu dự án này còn tạo hấp lực cho đô thị vệ tinh là Cần Giuộc. Đây sẽ là đầu mối giao thương, trung tâm kinh tế – xã hội của khu vực và hình thành nên các khu đô thị sầm uất.
Theo ông Xuân Anh, cùng với Hiệp Phước, Cát Lái là cảng container hàng đầu cả nước, chiếm 25% thị phần vận tải biển nội địa, gần 50% thị phần container xuất nhập khẩu của cả nước và 92% thị phần khu vực TP.HCM, đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng của TP.HCM. Tuy nhiên, sự phát triển ấy cũng đã tạo ra một điểm nóng về giao thông cho khu vực đông bắc TP, gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM.
Mới đây, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho biết đã ứng dụng công nghệ thông tin giải quyết thủ tục giao nhận hàng, giảm thời gian và chi phí, qua đó đề nghị bỏ quy định khống chế số lượng 81 chuyến tàu/tuần cập cảng Cát Lái. Đồng thời, cho phép tàu có tải trọng trên 45.000 tấn cập cảng này. Đây sẽ là tiền đề giúp cho lượng hàng hóa qua cảng này tăng nhanh trong thời gian tới.
“Đã đến lúc cần những giải pháp quyết liệt, căn cơ và dài hơi để giải phóng áp lực cho cảng Cát Lái cũng như những vấn đề liên quan. Cơ sở hạ tầng cần đi trước một bước để kết nối các bến cảng trong đô thị, nối liền các cảng nước sâu, kết nối giao thông đường bộ sẵn có với đường biển, tạo sự liên kết với các khu công nghiệp, cảng biển, du lịch, từng bước đưa TP.HCM tiến dần ra biển”, KTS Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh.
Theo Báo Thanh Niên – Phathung.vn
Rate this post

Form Đăng Nhập

Form Đăng Ký

0937156969