Realty Housess

Tin Bài Bất Động Sản

Thị trường bất động sản “kích hoạt” nhiều thương vụ M&A đình đám
THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN “KÍCH HOẠT” NHIỀU THƯƠNG VỤ M&A ĐÌNH ĐÁM

Thị trường bất động sản “kích hoạt” nhiều thương vụ M&A đình đám

Hoạt động mua bán sáp nhập, thâu tóm các dự án BĐS tiếp tục diễn ra sôi động trên thị trường những tháng cuối năm. Nhiều “ông lớn” địa ốc tiếp tục chi hàng nghìn tỷ đồng để thâu tóm các dự án, gia tăng quỹ đất.

Thị trường bất động sản “kích hoạt” nhiều thương vụ M&A đình đám
Thị trường bất động sản “kích hoạt” nhiều thương vụ M&A đình đám

Bất động sản âm thâm gia tăng quỹ đất

Sau thương vụ M&A “bom tấn” trong lĩnh vực bất động sản hồi đầu năm của KKR – một quỹ đầu tư lớn, trong đó có Temasek đã rót hơn 15.000 tỉ đồng (tương đương khoảng 650 triệu USD) để sở hữu 6% cổ phần Vinhomes, hoạt động thâu tóm, mua bán dự án BĐS tiếp tục diễn ra sôi động. Nhiều đại gia BĐS tiếp tục chi hàng nghìn tỉ đồng để gia tăng quỹ đất trong các quý vừa qua.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn Novaland công bố mới đây, tính đến nay tập đoàn này đã nhận giải ngân tới 21.293 tỉ đồng từ các tổ chức tín dụng, đối tác trong hoạt động huy động vốn.

Theo Novaland, khoản vốn này đa phần được dùng cho hoạt động M&A và đầu tư phát triển các dự án.

Trong quý 3 năm nay, đáng chú ý là Novaland đã hoàn tất thỏa thuận chuyển nhượng 51% cổ phần đang nắm giữ tại một công ty sở hữu dự án bất động sản thuộc khu vực trung tâm TP HCM. Đồng thời, tính đến hết tháng 9/2020 tập đoàn này cũng đã hoàn tất việc mua lại 99,98% Liberty với trị giá 1.400 tỉ đồng (công ty đang sở hữu 14,12% tại Thạch Mỹ Lợi – một dự án có quy mô gần 180ha tại Quận 2). Cùng với trước đó Novaland đã chi tới 5.445 tỉ đồng để mua Thạch Mỹ Lợi vào năm 2018 để sở hữu 55,64%. Như vậy, tính đến nay thì Novaland đã chi ra khoảng 6.800 tỉ đồng để sở hữu tổng cộng 70% Thạch Mỹ Lợi.

Không chỉ có Novaland, hàng loạt đại gia BĐS khác cũng chi hàng nghìn tỉ đồng để mua bán sáp nhập dự án trong thời gian qua. Tại Bình Dương, Phát Đạt đã tiến hành bắt tay với Tập đoàn Danh Khôi để phát triển dự án Astral City – dự án vừa được ra mắt vào hồi tháng 10/2020.

Ngoài dự án Astral City, trong quý 3 vừa qua, Phát Đạt đã hoàn tất mua lại CTCP Bến Thành – Long Hải, chủ dự án khu du lịch Bến Thành – Long Hải tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Phát Đạt đã chi tới 1.375 tỷ đồng để mua lại 68,75% vốn công ty này. Trong khi, vốn điều lệ của CTCP Bến Thành – Long Hải chỉ là 150 tỷ đồng.

Vào tháng 6 vừa qua, LDG Group công bố nhận chuyển nhượng 99,9% cổ phần từ Công ty Bất động sản Hiệp Phúc tại dự án khu căn hộ Sông Đà Riverside. Trước đó vào tháng 3/2020, Công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn xác nhận chuyển nhượng thành công 20% phần vốn góp tại dự án Khu nhà ở phía Nam đường Xuyên Á từ Công ty cổ phần Địa ốc 9.

Tập đoàn Danh Khôi cũng đã mua lại 100% nguồn vốn từ Công ty TNHH MTV Đầu tư Sun Frontier để trở thành chủ đầu tư dự án Sun Frontier.

Bất động sản công nghiệp “nổi sóng”, bùng nổ nhiều thương vụ bom tấn

Không chỉ trong phân khúc nhà ở, gần đây thị trường BĐS công nghiệp cũng nổi sóng với triển vọng phát triển bùng nổ đã được nhiều chuyên gia dự báo. Giá thuê đất khu công nghiệp cũng ngày càng tăng cao ở Việt Nam.

Thị trường bom tấn ngầm xuất hiện. Ảnh minh hoạ
Thị trường bom tấn ngầm xuất hiện. Ảnh minh hoạ

Theo ghi nhận của các đơn vị nghiên cứu thị trường, quý 3 vừa qua thị trường đã xuất hiện nhiều thương vụ đình đám. Quản lý bộ phận bất động sản công nghiệp, Savills Việt Nam – ông John Campbell,cho biết: “Điển hình cho xu hướng này là Tập đoàn Logos Property của Úc đã đầu tư 350 triệu USD cho thương vụ liên doanh bất động sản logistics để thâm nhập thị trường Việt Nam, “Gã khổng lồ” kho bãi Châu Á – GLP đang lên kế hoạch hợp tác với SEA Logistic Partners Việt Nam hay Tập đoàn SLP ra mắt liên doanh 1,5 tỷ USD tại Việt Nam. Ngoài ra, Công ty Mirae Asset Daewoo Co. và Naver Corporation của Hàn Quốc đã đầu tư 37 triệu USD vào một nhà kho ở trung tâm logistics LogisValley ở Bắc Ninh…”.

Còn trong lĩnh vực sản xuất, Tập đoàn điện tử Pegatron (Đài Loan), nhà cung ứng linh kiện cho Apple đã đầu tư hơn 19 triệu USD vào Hải Phòng cho giai đoạn đầu trong chuỗi kế hoạch mở rộng tại Việt Nam.

Đặc biệt trong quý 3/2020, Hà Nam đón đầu làn sóng FDI cao nhất cho lĩnh vực chế biến, chế tạo với hơn 447 triệu USD. Tiếp đó là Hải Phòng với 438 triệu USD. Dự án sản xuất lớn nhất tại Hà Nam đã nhận được nguồn vốn đầu tư lên đến 273 triệu USD từ Tập đoàn Wistron (Đài Loan).

Theo báo CapheF – Phathung.vn

Rate this post

Form Đăng Nhập

Form Đăng Ký

0937156969