Realty Housess

Tin Bài Bất Động Sản

Toàn cảnh đại lộ “tỷ đô” làm nên BĐS Nam Sài Gòn

Nói đến Nam Sài Gòn, đầu tiên phải kể đến đại lộ Nguyễn Văn Linh – con đường huyết mạch dài 17,8km, lộ giới 120m có 10 làn xe, kết nối với hệ thống giao thông của thành phố tạo sự thuận tiện trong việc di chuyển qua quận 4, 5, 8 và huyện Bình Chánh. Dọc tuyến đường hơn 40 cây cầu lớn, nhỏ được xây dựng.

Nhiều chuyên gia nhận xét rằng con đường này đã làm sống lại khu đất 2.600ha, trở thành tuyến giao thông huyết mạch trung chuyển hàng hóa từ TP.HCM đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại. Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu Nam nói riêng và TP.HCM nói chung.

Đặc biệt, trên đại lộ Nguyễn Văn Linh, đất dự phòng để phát triển hệ thống giao thông tương lai như Metro… cũng đã được tính toán bố trí sẵn. Nhờ đó, đô thị này còn rất nhiều hướng để phát triển, kết nối giao thông hiện đại đáp ứng về giao thông trong tương lai sau hàng chục năm

Ông Trương Quốc Hưng, Phó Tổng Giám đốc công ty Phát triển Phú Mỹ Hưng, cho biết: “Chúng tôi nghiên cứu rất kỹ các hướng phát triển của thành phố trước khi quyết định chọn Nam Sài Gòn. Mục tiêu của chúng tôi là phát triển khu công nghiệp và khu đô thị lớn. Nam Sài Gòn đã được chọn vì những lý do sau: Dải đô thị nằm dọc cùng trục và gần hai quận trung tâm là quận 1, quận 5, hệ thống giao thông sẵn có nên dễ dàng kết nối. Đồng thời, phát triển theo hướng Nam cũng phù hợp với xu thế phát triển của những đô thị lớn trên thế giới, đó là phát triển tiến dần ra biển. Ngoài ra, điều kiện tự nhiên khu Nam Sài Gòn khá tốt, có hệ thống kênh rạch dày đặc, nằm gần rừng phòng hộ Cần Giờ – lá phổi xanh của TPHCM – nên đây là điều kiện hết sức lý tưởng để phát triển đô thị sinh thái.

Đặc biệt, UBND TPHCM đã giao một số đơn vị liên quan nhanh chóng xúc tiến phương án đầu tư dự án hệ thống hầm chui, cầu vượt tại ngã tư Nguyễn Văn Linh – Nguyễn Hữu Thọ, với số vốn gần 5.000 tỷ đồng.

Song song đó, khu Nam cũng có sự phát triển đồng bộ nhiều tuyến đường để kết nối thuận tiện với khu trung tâm. Đường Huỳnh Tấn Phát được mở rộng lên 30m kết nối với trục đường chính Nguyễn Văn Linh. Cầu Bình Tiên được xây dựng để mở đường cho việc hình thành tuyến đường Vành đai trong kết nối toàn bộ khu vực Nam Sài Gòn với các khu vực Tây và Tây Nam thành phố.

Ngoài việc ưu tiên giải quyết các điểm ùn tắc, trước mắt thành phố cũng lên phương án mở rộng lộ giới đường Lê Văn Lương lên hơn 40m – tuyến đường huyết mạch bắt đầu đại lộ Nguyễn Văn Linh kết nối khu Nam TP.HCM đi qua khu đô thị cảng Hiệp Phước và kết nối trực tiếp với huyện Đức Hoà, Cần Giuộc của tỉnh Long An.

Song song đó, tuyến Metro số 4 với tổng vốn đầu tư 97.000 tỷ đồng (đi qua các quận 1, 3, 4, 7, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận và huyện Nhà Bè) chạy song song với đường Nguyễn Hữu Thọ, đã quy hoạch và đang được kiến nghị điều chỉnh kéo dài từ đường Nguyễn Văn Linh đến Khu đô thị cảng Hiệp Phước.

So với nhiều khu vực khác tại quận 7, thì dọc trục đại lộ Nguyễn Văn Linh – được xem là “con đường tỉ đô”, bởi thời gian qua nhiều nhà đầu tư BĐS trong và ngoài nước đều chọn nơi đây làm vùng phát triển bậc nhất của cả khu Nam TPHCM. Tại cung đường này, hàng loạt dự án bất động sản cao cấp đã và đang “ăn theo”.

Qua tìm hiểu thực tế dọc tuyến đường này, được biết giá nhà đất so với 3 năm trước đang tăng rất mạnh, nhất là với những dự án đã và đang sắp bàn giao cho khách hàng. Dọc tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh, đoạn từ ngã tư Nguyễn Hữu Thọ kéo dài đến cổng khu công nghiệp Tân Thuận, giá căn hộ ở thị trường thứ cấp là tăng mạnh nhất.

Theo Tri thức trẻ – PhatHung.vn

Rate this post

Form Đăng Nhập

Form Đăng Ký

0937156969