Realty Housess

Tin Bài Bất Động Sản

Gần 5 tỉ USD chuẩn bị được đầu tư vào hạ tầng giao thông, Bình Chánh hưởng lợi
TP.HCM ƯU TIÊN VỐN CHO HẠ TẦNG KẾT NỐI VỚI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Trong giai đoạn 2021 – 2025, TP.HCM sẽ ưu tiên đầu tư vốn cho 8 dự án hạ tầng kết nối với các vùng, trong đó có 6 dự án kết nối với tỉnh Long An thuộc đồng bằng sông Cửu Long.

TP.HCM Gần 5 tỉ USD chuẩn bị được đầu tư vào hạ tầng giao thông, Bình Chánh hưởng lợi

Trong đó, 6 dự án kết nối với tỉnh Long An bao gồm dự án mở rộng đường Nguyễn Văn Bứa với tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 2.400 tỷ đồng; đường Võ Văn Kiệt nối dài 3.300 tỷ đồng; mở đường Tây Bắc nối quận Bình Tân với thị trấn Hậu Nghĩa 6.460 tỷ đồng; mở rộng quốc lộ 50 với mức đầu tư 2.150 tỷ đồng; đường song song quốc lộ 50 với chi phí 4.300 tỷ đồng và dự án kết nối đường Lê Văn Lương với đường tỉnh 826C, chi phí đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, 6 dự án trên nằm trong số 23 dự án đường bộ kết nối Long An với TP.HCM cần được đầu tư, bao gồm 12 tuyến đường cần mở rộng, 9 tuyến đường đã được phê duyệt quy hoạch và 2 tuyến đường cần nghiên cứu để bổ sung vào quy hoạch.

Bên cạnh 6 dự án trên, TP.HCM cũng ưu tiên dự án kết nối TP.HCM với sân bay Long Thành thông qua tuyến đường trên cao dọc theo đường tỉnh 25C, dự kiến tổng vốn đầu tư lên tới gần 10.000 tỷ đồng cho 7 – 10 làn xe.

Dự án thứ 8 là dự án được đánh giá cấp thiết, cần có sự ưu tiên nguồn vốn từ Trung ương là đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài (thuộc tỉnh Tây Ninh), với mức đầu tư gần 16.000 tỷ đồng.

Nói về những dự án kể trên, theo đại diện Ban quản lý dự án đầu tư và các công trình giao thông TP.HCM cho biết, nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng của TP.HCM chỉ đạt khoảng 40% nhu cầu thực tế, do đó trong giai đoạn tới cần đẩy mạnh đầu tư hơn nữa để tạo đà phát triển.

Mặt khác, tính đến hiện nay, các công trình kết nối giữa Long An nói riêng và đồng bằng sông Cửu Long nói chung tới TP.HCM chưa có nhiều. Như vậy việc triển khai xây dựng tuyến hạ tầng đường bộ kết nối TP.HCM tới Long An rồi mở rộng sang sân bay Long Thành và Tây Ninh là tương đối quan trọng.

“Các dự án mang tính liên kết vùng được đưa vào sử dụng không chỉ giúp tăng năng lực giao thông mà còn tạo ra sức bật cho phát triển kinh tế – xã hội của TP.HCM và các tỉnh, thành khác”, đại diện Sở Giao thông vận tải TP.HCM nhận định.

6 dự án kết nối Long An với TP.HCM sẽ giúp chia sẻ lưu lượng phương tiện giao thông vốn đang quá tải tại tuyến quốc lộ 1 và tỉnh lộ 10. Điều này cũng mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho đồng bằng sông Cửu Long bởi Long An được xem là cửa ngõ của miền Tây với TP.HCM cũng như khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ.

Theo đánh giá của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Fulbright và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong nhiều năm tới, TP.HCM nói riêng và Đông Nam Bộ nói chung vẫn sẽ là cầu nối của miền Tây tới các khu vực trong nước và cả quốc tế.

Đồng thời, việc thiếu hụt cơ sở hạ tầng kết nối với Đông Nam Bộ là nút thắt nghiêm trọng cản trở sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long trong suốt nhiều năm qua.

Theo nghiên cứu của VCCI và Đại học Fulbright, đồng bằng sông Cửu Long hiện nay chỉ có khoảng 100km đường cao tốc, thể hiện “sự nghèo nàn một cách nghiêm trọng” về cơ sở hạ tầng.

Nhóm nghiên cứu nhận định, việc kết nối với TP.HCM có thể tạo ra động lực tăng trưởng mạnh mẽ cho miền Tây. Do đó, không chỉ kết nối với Long An mà việc phát triển một tuyến đường nối từ TP.HCM tới Cà Mau cần trở thành chiến lược ưu tiên trong thời gian tới.

Thực tế, Long An và Tiền Giang là 2 điểm sáng về thu hút đầu tư tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long nhờ có đường cao tốc nối liền với TP.HCM.

Theo Phạm Sơn- Phathung.vn

Rate this post

Form Đăng Nhập

Form Đăng Ký

0937156969