Realty Housess

Tin Bài Bất Động Sản

Bắt mạch phát triển đô thị - hạ tầng của Long An trong những năm tới, thông tin không thể bỏ qua khi đầu tư bất động sản ở đây
“Bắt mạch” phát triển đô thị – hạ tầng của Long An trong những năm tới, thông tin không thể bỏ qua khi đầu tư bất động sản ở đây
Bắt mạch phát triển đô thị - hạ tầng của Long An trong những năm tới, thông tin không thể bỏ qua khi đầu tư bất động sản ở đây

Theo quy hoạch tỉnh Long An giai đoạn 2020 – 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, địa phương này sẽ trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động của khu vực phía Nam. Trở thành cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị – công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long….

Sẽ có những đô thị nào?

Đến năm 2030, toàn tỉnh Long An sẽ có 27 đô thị các loại. Trong đó Thành phố Tân An trở thành đô thị loại I, đóng vai trò là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại.

1 đô thị loại II là Thị xã Kiến Tường đóng vai trò là trung tâm vùng Đồng Tháp Mười gắn với khu kinh tế cửa khẩu Long An, có vai trò động lực, thúc đẩy hoạt động công nghiệp, logistics, chế biến nông sản, kinh tế biên mậu với Campuchia.

3 đô thị loại III là Bến Lức, Cần Giuộc, Đức Hòa là các đô thị vệ tinh, có vai trò giảm tải về áp lực dân số, hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật cho TP.HCM.

9 đô thị loại IV gồm các thị trấn Cần Đước, Đông Thành, Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Tầm Vu.

13 đô thị loại V gồm Rạch Kiến, Long Cang, Long Hựu Đông, Long Trạch, Mỹ Quý Tây, Bình Hòa Nam, Hưng Điền B, Khánh Hưng, Thái Bình Trung, Bình Phong Thạnh, Hậu Thạnh Đông, Tân Long, Lạc Tấn.

Ba vùng kinh tế

Vùng đô thị và công nghiệp: Bao gồm các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc, Cần Đước, một phần huyện Tân Trụ, thành phố Tân An, một phần huyện Thủ Thừa và huyện Châu Thành. Tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp, tạo thành hành lang phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức – Tân An và các đô thị công nghiệp ở các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước…

Bắt mạch phát triển đô thị - hạ tầng của Long An trong những năm tới, thông tin không thể bỏ qua khi đầu tư bất động sản ở đây

Một dự án đô thị đang được phát triển ở huyện Bến Lức

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu: Bao gồm thị xã Kiến Tường và các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, một phần huyện Thủ Thừa. Phát triển dịch vụ, công nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu; phát triển du lịch sinh thái…

Vùng đệm sinh thái: Bao gồm huyện Đức Huệ, một phần huyện Thủ Thừa và một phần huyện Tân Trụ; phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, đô thị sinh thái, khu trung chuyển nội tỉnh.

Hạ tầng giao thông phát triển ra sao?

Hạ tầng giao thông Long An trong những tới sẽ được tập trung phát triển theo 6 trục động lực, kết nối liên vùng gồm: Trục động lực Vành đai 3 – Vành đai 4: Kết nối tỉnh Long An với vùng Đông Nam Bộ – TP.HCM; kết nối sân bay Quốc tế Long Thành – cảng Long An.

Trục động lực quốc lộ 50B: Kết nối TP.HCM – Long An – Tiền Giang.

Trục động lực song hành quốc lộ 62: Kết nối thành phố Tân An – khu kinh tế cửa khẩu Long An – vùng Đồng Tháp Mười.

Trục động lực Mỹ Quý Tây – Lương Hoà – Bình Chánh: Kết nối cửa khẩu Mỹ Quý Tây – vùng đô thị, công nghiệp ở huyện Bến Lức và TP.HCM.

Trục động lực quốc lộ N1: Kết nối Long An với vùng đồng bằng sông Cửu Long – vùng Đông Nam Bộ – vùng Tây Nguyên.

Trục động lực Đức Hoà: Kết nối cửa khẩu Quốc gia Mỹ Quý Tây và các khu công nghiệp, đô thị vùng huyện Đức Hoà, Bến Lức với TP.HCM.

Trong thời gian tới Long An sẽ cải tạo, nâng cấp 53 tuyến đường hiện hữu và xây mới 29 tuyến đường tỉnh, trong đó ưu tiên các tuyến quan trọng như: Đường tỉnh 827E, trục động lực Đức Hoà, đường song hành quốc lộ 62, trục động lực Mỹ Quý Tây – Lương Hoà – Bình Chánh, đường Tân Tập – Long Hậu…

Ngoài ra, sẽ xây mới 2 tuyến đường sắt đô thị phục vụ kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh và phục vụ phát triển du lịch là tuyến Hưng Nhơn – Tân An và tuyến bến xe Cần Giuộc mới – Cần Đước.

Bên cạnh đó, xây dựng tuyến đường sắt chuyên dụng kết nối từ tuyến đường sắt TP.HCM – Cần Thơ ra Cảng Hiệp Phước, đi qua các huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc và đi tiếp qua huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Hệ thống cảng biển trên địa bàn tỉnh cũng được đầu tư nâng cấp như Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) – Bến Lức – Đức Hòa; Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) – Bến Lức – Mộc Hóa; Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) – Tân An – Đức Hòa; Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) – Tân An – Mộc Hóa; Tuyến Phước Đông – Tân Kim và 11 tuyến nhánh.

Mời gọi đầu tư nhiều dự án đô thị nghìn tỉ

Riêng với lĩnh vực bất động sản, Long An được xem là mảnh đất hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp khi có vị trí tiếp giáp TP.HCM, hạ tầng đang đầu tư phát triển mạnh và đặc biệt là quỹ đất còn lớn và giá rẻ hơn so với các địa phương lân cận TP.HCM như Bình Dương, Đồng Nai.

Hiện tỉnh Long An đang mời gọi nhà đầu tư để thực hiện 5 dự án đô thị trên địa bàn tỉnh với tổng số vốn hơn 60.000 tỉ đồng như dự án đường N18 kết hợp Khu dân cư thị trấn Cần Giuộc tại huyện Cần Giuộc; khu đô thị mới Hậu Nghĩa – Đức Hòa tọa lạc xã Đức Lập Thượng, xã Tân Mỹ và thị trấn Hậu Nghĩa; khu đô thị phường 4 và phường 6, TP.Tân An; dự án khu dân cư Thanh Phú – Tân Bửu; Khu đô thị sinh thái, thương mại du lịch tại xã Thanh Phú.

Tại hội nghị xúc tiến đầu tư mới đây, hàng loạt doanh nghiệp bất động sản lớn trong ngước như Vingroup, BIM group, MIK group, Ecopark…cũng đã ký biên bản ghi nhớ đầu tư và có kế hoạch tìm hiểu triển khai các dự án đô thị trên địa bàn tỉnh Long An.

Rate this post

Form Đăng Nhập

Form Đăng Ký

0937156969